Dịch vụ tiểu blog (micro-blogging)Tumblr vừa nhận được khoản đầu tư tài chính trị giá 85 triệu USD từ Greylock Partners và Union Square Ventures, và được đỡ lưng bởi tỉ phú SirRichardon Branson.
Dù WordPress sở hữu nền tảng người dùng lớn hơn, Tumblr lại vượt về lượng truy cập , mạng lưới Tumblr đón thêm khoảng 250 triệu lượt khách viếng thăm mỗi tuần. Dịch vụ đo lượng lưu lượng truy cập Royal Pingdom chỉ ra Tumblr đang tiến dần tới ngưỡng 40 triệu bài gửi mỗi ngày, tương đương 400 bài gửi mỗi giây.
Thành công của Tumblr chứa đựng nhiều bài học cho mọi công ty truyền thông, và bài học quan trọng nhất chính là chia sẻ cộng đồng là thứ quyền lực bất khả chiến bại nếu bạn biến nó trở thành thứ dễ dàng nhất có thể.
Tumblr = Blog + Twitter
Tumblr không thực sự là nền tảng blog như WordPress và các dịch vụ tương tự khác. Tumblr giống như giao điểm của Twitter và viết blog hơn là chỉ đơn thuần viết blog. Bạn vừa có thể tạo blog, gửi các nội dung mình muốn như WordPress hay Blogger, bạn vừa có thể “re-blog” (đăng lại) những bài đăng từ mọi người bạn “theo đuôi”, giống như cách người dùng Twitter đọc và “retweet” (đăng lại).
Đây chính là điểm biến Tumblr trở thành thứ công cụ vô cùng quyền lực khi xây dựng và tái xây dựng nội dung – như cách Twitter tạo hiệu ứng lan truyền chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bởi người dùng tweet và retweet lại các được liên kết. Theo khảo sát mới nhất từ Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Tumblr là công cụ truyền thông xã hội lớn thứ 3 về thời gian sử dụng, chỉ sau Facebook và Google Blogger, và vẫn đang phát triển mãnh liệt.
“Dễ nhất có thể”
Điều mà Twitter hay các công cụ như Tumblr (Facebook) làm được trong vài năm qua cho thấy nếu việc tạo ra các nội dung – hay quan trọng hơn, là chia sẻ nội dung – dễ hết mức có thể, bạn sẽ được nhiều người chào đón hơn. Vì thế, xét tương quan số người muốn duy trì WordPress hay Blogger là quá nhỏ bé so với lượng người muốn sử dụng Twitter hay Tumblr làm công cụ chính thức để chia sẻ nội dung với người khác. Hành vi “chia sẻ hoạt động với cộng đồng” đang dần trở thành một định hướng quan trọng mà các hãng quảng cáo hay gã tìm kiếm khổng lồ như Google để mắt tới.
Nhận thức của Twitter, Tumblr hay Facebook khá tương đồng với website Amazon. Nếu Amazon khiến việc mua hàng hóa trực tuyến dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột, Twitter, Tumblr, Facebook lại cho phép người dùng chia sẻ mọi thứ dễ dàng cũng với thao tác click đơn giản vào các nút: retweet, reblog, like… Điều đó đã lèo lái lượng hoạt động cộng đồng trực tuyến khổng lồ, và không có dấu hiệu chậm lại.
Giữa cuộc chiến không khoan nhượng của các ông lớn mạng xã hội, Tumblr nổi lên như một anh chàng lập dị nhưng có sự quyến rũ khó cưỡng với tín đồ ảo.
Với Tumblr, khái niệm link, theme, widget, comment, trackback bị xóa bỏ hoặc tối giản hóa đến mực cực đoan, thay vào đó tập trung cho dòng suy ngẫm, những dòng trích dẫn (quote), ảnh, video của chính chủ nhân. Mỗi bài viết mới tự động đẩy nội dung cũ xuống dưới, tạo thành một chuỗi thể hiện nội tâm thân chủ.
Tumblr tự xác định phong cách riêng của mình như vậy, không hề giống các trang blog và mạng xã hội hồi đó và cả đến tận bây giờ (Facebook, Twitter, MySpace,…). Bên cạnh cách thức thể hiện, các thao tác của người dùng trong quá trình sử dụng cũng được đơn giản hóa tối đa, mang lại tâm lí thoải mái cho người viết.
Chức năng kết bạn của Tumblr rất đơn giản. Nếu cảm thấy thích trang cá nhân của thành viên nào đó, nút bấm Follow sẽ tự động thêm thành viên đó vào Tumblr của bạn, không cần biết người đó có đồng ý hay không.
Tiếp xúc với Tumblr lần đầu tiên, không ít người đã nảy sinh tình cảm với trang blog mini này.